Trẻ đang bú mẹ hoàn toàn, 3-4 ngày mới đi ị, phân mềm có phải là táo bón không?
Chào Dược sĩ, con em 3 tháng, đang bú mẹ hoàn toàn nhưng 3-4 ngày bé mới đi 1 lần, nhưng bé đi phân vẫn mềm và tự đi được. Tình trạng này kéo dài 2 tháng rồi dược sĩ ạ. Em rất lo và không biết cháu có phải bị táo bón không? Dược sĩ tư vấn giúp em.
Chào bạn!
Táo bón ở trẻ sơ sinh là tình trạng chậm đại tiện, 3-5 ngày mới đi một lần, hay cằn nhằn khó chịu đi kèm với tiếng khóc ré chói tai, và xì hơi nặng mùi. Tuy nhiên số ngày đi đại tiện chỉ là một tiêu chí để nhận biết trẻ sơ sinh bị táo bón.
Có trẻ 3 ngày đi một lần nhưng phân mềm xốp, trẻ đi dễ dàng thì chưa gọi là táo bón. Còn trẻ 1 đến 2 ngày đi một lần nhưng phân keo dính, trẻ phải rặn khó khăn thì vẫn là táo bón. Đây là lúc mẹ cần tìm hiểu cách trị táo bón cho trẻ sơ sinh. Bạn xem thêm Dấu hiệu nhận biết táo bón.
Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ ít khi bị táo bón do trẻ có khả năng tiêu hóa gần như hoàn toàn thức ăn. Đặc biệt chất xơ hòa tan tự nhiên Prebiotic trong sữa mẹ giúp bé không bị táo bón.
Trường hợp của bé là hoàn toàn bình thường. Nguyên nhân ở đây là do nhu động ruột của bé co bóp còn yếu khiến bé đẩy phân khó khăn và thời gian đi ị kéo dài.
Nếu bạn đang sử dụng thêm sắt, calci thì cũng nên chú ý vì nó có thể khiến bé bị khó tiêu, gây nóng và dễ gây nên tình trạng táo bón.
Mẹ nên làm gì để trẻ dễ đi tiêu và phòng ngừa táo bón:
Tích cực cho trẻ bú nhiều: không nên chỉ cho trẻ bú sữa cuối, bỏ mất sữa đầu. Sữa đầu chứa nhiều nước và các kháng thể, khoáng chất, chất dinh dưỡng và thành phần chất xơ hòa tan, hỗ trợ rất tốt cho sức khỏe đường ruột của bé. Ngoài ra trong sữa mẹ còn chứa Motilin làm tăng nhu động ruột của bé, giúp phân của bé di chuyển ra ngoài dễ dàng hơn.
Mẹ ăn nhiều rau xanh, hoa quả chín: Mặc dù chất xơ không hoàn tiết qua sữa mẹ nhưng 1 lượng nhỏ chất xơ hòa tan tự nhiên Prebiotic trong sữa mẹ đóng vai trò là chất nền cho sự phát triển hệ vi sinh vật, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Cụ thể ở dạ dày chúng giúp phát triển lợi khuẩn có lợi, tốt cho hết tiêu hóa, còn ở trong ruột già, chúng giúp tăng sinh nhóm vi khuẩn quanh niêm mạc có vai trò quan trọng trong việc tạo chất nhầy, bảo vệ niêm mạc ruột già của trẻ. Chất xơ hòa tan tự nhiên còn có vai trò hút nước, tạo xốp, trương nở khối phân, giúp phân mềm ra, di chuyển ra ngoài dễ hơn.
Massage cho trẻ: Massage bụng giúp kích thích nhu động ruột, đưa các thành phần trong ruột non di chuyển theo chiều dài của ruột. Bạn có thể đặt ngón trỏ và ngón giữa gần với rốn của bé, ấn nhẹ và xoay vòng tại chỗ, sau đó xoay vòng theo kim đồng hồ quanh rốn, mở rộng dần vòng tròn cho đến khi ngón tay gần với hông trẻ.
Giúp trẻ tập động tác xe đạp: Tương tự với massage, bạn đặt bé nằm thẳng, 2 tay nắm 2 chân bé rồi nhẹ nhàng tập như đạp xe. Trẻ lớn hơn khuyến khích vận động như bò, leo cầu thang, chạy nhảy, nô đùa,…
Mẹ nên đọc nhiều sách về ăn dặm: Mẹ trang bị nhiều kiến thức về chế độ ăn đặm cho con thật khoa học. Ăn dặm không đúng cách dễ dẫn đến tình trạng táo bón cho con nếu mẹ mắc sai lầm.
Chúc con luôn khỏe mạnh!
(Mẹ cần giải đáp về sức khỏe của bé có liên hệ với chúng tôi theo tổng đài Dược sỹ Nhi khoa Vì vấn đề mỗi trẻ gặp phải là khác nhau, nên để được tư vấn kỹ lưỡng bạn hãy liên hệ với chuyên gia qua số Zalo 0859.840.855 hoặc gọi tổng đài 0901707009)